Cồng chiêng - Thanh âm của đại ngàn.

Cồng chiêng - Thanh âm của đại ngàn.

Một bộ cồng chiêng, hiện trưng bày trong Bảo tàng Quang Trung (Bình Định).

Cồng chiêng là nhạc cụ Đông Nam Á thuộc bộ gõ, được làm bằng đồng thau, hình tròn như chiếc nón quai thao, đường kính khoảng từ 20 cm đến 60 cm, ở giữa có hoặc không có núm. Người ta dùng dùi gỗ có quấn vải mềm (hoặc dùng tay) để đánh cồng, chiêng. Cồng, chiêng càng to thì tiếng càng trầm, càng nhỏ thì tiếng càng cao.Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc (鑼; bính âm:lúo, Hán Việt: la) là cồng, còn chiêng là 鉦 (bính âm: zhēng, Hán Việt: chinh) là chỉ cái chiêng; và sau đó lan rộng đến các nước Đông Á rồi Đông Nam Á, và nó cũng có thể được sử dụng trong phần nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng phương Tây.

Cồng có ba loại. Những chiếc cồng bị treo ít nhiều phẳng, các đĩa tròn bằng kim loại treo theo phương thẳng đứng bằng dây thừng đi qua những lỗ gần rìa đỉnh. Chiêng hoặc núm cồng có một đỉnh trung tâm và thường bị treo và chơi theo chiều ngang. Chiếc cồng có hình bát, và nghỉ ngơi trên đệm và thuộc về chuông hơn cồng chiêng.Cồng được làm chủ yếu từ đồng hoặc đồng thau nhưng có rất nhiều hợp kim khác đang được sử dụng.

Công nhân tạo ra hai loại âm thanh riêng biệt. Một chiêng với một bề mặt phẳng rất rung động ở nhiều chế độ, tạo ra "sự sụp đổ" chứ không phải là một ghi chép được điều chỉnh. Loại chiêng này đôi khi được gọi là tam-tam để phân biệt nó với những chú cồng của chú rồng đưa ra một ghi chú được điều chỉnh. Trong các nhóm gamelan Indonesia, một số chiêng cồng kềnh được cố tình thực hiện để tạo ra ngoài một nhịp beat trong khoảng từ 1 đến 5 Hz. Việc sử dụng thuật ngữ "chiêng" cho cả hai loại công cụ này là phổ biến.

Ở Đông Nam Á

Một đặc điểm khá nổi bật là cồng chiêng tại các nước này không còn được xem như là vật thông linh giữa con người và trời đất mà đã chính thức trở thành nhạc cụ dân gian hay cung đình. Cồng chiêng của người Khmer Campuchia chỉ có hai người diễn tấu với 2 dàn cồng, mỗi dàn gồm 16 chiếc cồng nhỏ xếp trên một giá sắt hình bán nguyệt, riêng người Tampuan và các dân tộc thuộc nhóm Khmer Loeu ở Campuchia thì cồng chiêng của họ có nét tương đồng giữa cồng chiêng Tây Nguyên và dân tộc Igorot ở Philippines.Cồng chiêng của Myanmar tuy đồ sộ hơn nhưng cũng được cố định vào những chiếc khung và giá đỡ chắc chắn, mang dáng dấp của một nhạc cụ hiện đại. Cồng chiêng Indonesia gồm 10 nhạc cụ diễn tấu cùng với cồng chiêng như trống kendang, trống lắc rebana, đàn siter... Riêng cồng chiêng Philippines, như Gangsa của các dân tộc Kalinga hay Igorot gồm 6 cồng phẳng, người đánh cồng di chuyển đôi chút và có những động tác gần như múa, còn thì nhạc công trong các dàn cồng lớn của Đông Nam Á đều ngồi một chỗ biểu diễn.

Tại Việt Nam

Nếu các dàn cồng chiêng Đông Nam Á đều sử dụng dùi để đánh chiêng thì nhiều dân tộc Tây Nguyên vẫn đánh chiêng bằng cùi tay (cho âm thanh trầm hơn, tròn trịa hơn). Có thể suy luận rằng, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã phản ánh một xã hội ở cấp độ nguyên sơ nhất của con người mà ở đó, cồng chiêng vẫn còn giữ được những đặc điểm tương đối nguyên bản, chưa phát triển thành một nhạc cụ dân gian hay nhạc cụ cung đình như những nước Đông Nam Á khác. Nếu xem văn hóa cồng chiêng Đông Nam Á là một cây đại thụ thì văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên chính là một phần cội rễ; đó là nơi khởi nguồn, phát xuất cho mọi mạch nguồn sáng tạo. Chính vì tính nguyên bản và cấp bách trong việc bảo tồn, lưu giữ, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản. Phát huy di sản này như thế nào, tương lai của cồng chiêng Tây Nguyên sẽ ra sao là một câu hỏi mà để trả lời phải cần thêm sự góp sức nhiệt tình của các nhà nghiên cứu, rộng hơn là của cả cộng đồng.

Nghệ nhân chỉnh chiêng

Nghệ nhân chỉnh chiêng hay người điều khiển giàn chiêng là nhạc công giỏi, có khả năng thẩm âm, biết phát hiện và chỉnh sửa thanh âm lạc điệu của từng chiêng để đạt được âm thanh chuẩn của cả giàn chiêng. Nghệ nhân chỉnh chiêng không chỉnh âm cho các chiếc chiêng sai âm, mà còn chỉnh âm cho các giàn chiêng mới. Nghệ nhân chỉnh chiêng được coi là báu vật dân gian sống, bao hàm tính truyền thống và tính khoa học, không chỉ đơn thuần là một kĩ thuật viên.

 

Nguồn: wikipedia