Giáo dục âm nhạc và những khái niệm quen thuộc trong âm nhạc

Giáo dục âm nhạc và những khái niệm quen thuộc trong âm nhạc

Giáo dục âm nhạc là một hoạt động đang được rất nhiều người tìm kiếm và sử dụng, không chỉ trong các trường phổ thông mà còn ở các trung tâm dạy nhạc trên khắp cả nước. Tuy nhiên khái niệm về giáo dục âm nhạc chưa hẳn là tất cả mọi người đều hiểu rõ. 

Trong các bản nhạc chúng ta cũng thường thấy các khái niệm như gam trưởng, gam thứ, cao độ, trường độ, âm sắc… vậy những khái niệm đó là như thế nào?

 

Khái niệm giáo dục âm nhạc

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật gồm thanh nhạc và khí nhạc, dùng để diễn tả tình cảm, cảm xúc của con người (âm thanh) hoặc khơi gợi, dẫn dắt cảm xúc, sự liên tưởng của người khác thông qua giai điệu (khí nhạc). Tất cả những âm thanh này đều bắt nguồn từ trong cuộc sống, diễn tả lại những tình cảm của con người trong cuộc sống hàng ngày với những giai điệu, nhịp điệu, giai điệu rõ ràng theo 4 tính chất sau:

– Cao độ (Hauter): Mức độ trầm bổng của âm thanh

– Trường độ ( Durée): Mức độ ngắn dài của âm thanh

– Cường độ ( Intensité): Mức độ mạnh nhẹ của âm thanh

– Âm sắc (Timbre): CÓ thể giống nhau về cao độ, trường độ, cường độ nhưng khác nhau về âm thanh, ví dụ giọng nam cao khác với giọng nữ cao. 

Giáo dục âm nhạc là một hoạt động có tác dụng truyền thừa để giáo dục thẩm mỹ cũng như phát triển trí tuệ, nhất là cho trẻ nhỏ nên hoạt động này không thể thiếu đối với trẻ nhỏ. Thông qua âm nhạc, trẻ có thể được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, trong quá trình sử dụng thanh nhạc hay khó nhạc. 

Từ những trải nghiệm cảm xúc của âm nhạc, trẻ có thể nhận được những xúc tác hun đúc hình thành sự liên tưởng, xây dựng tình cảm cá nhân phong phú, từ đó nuôi dưỡng nhân cách tốt đẹp, nhạy cảm hơn cho trẻ. 

 

Những kiến thức cơ bản trong âm nhạc 

Khi tìm hiểu để có thể tham gia học nhạc hoặc đồng hành với trẻ trong quá trình tiếp thu giáo dục âm nhạc, ba mẹ cũng nên tìm hiểu thêm những kiến thức về âm nhạc. 

Gam

Gam là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 và được chia thành gam trưởng và gam thứ. 

– Gam trưởng: Gam trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung. Âm ổn định nhất trong gam gọi là âm chủ ( bậc I) ví dụ trong gam Đô trưởng, âm chủ là âm Đô.

– Gam thứ là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc hình thành trên công thức cung và nửa cung. 

Intro

Intro là đoạn dạo đầu thường thấy trước mỗi ca khúc, Intro giúp cho ca sĩ có thể xác định được tone giọng để có thể bắt đúng với tiếng đàn, mang đến cho bài hát thêm màu sắc và sự ấn tượng khi biểu diễn. 

Phách

Một nhịp của các bài hát người ta chia thành các quãng thời gian đều nhau gọi là phách, trong nhịp có phách mạnh, thường là đầu nhịp và phách nhẹ. Nhờ có phách nặng, phách nhẹ mà người ta phân biệt được các loại nhịp khác nhau. Ví dụ như nhịp 2/4, nhịp ¾…

Có một loại nhạc cụ của Việt Nam cũng được gọi là Phách, Phách là nhạc khí tự thân vang, xuất hiện nhiều trong các thể loại nhạc truyền thống của Việt Nam như Ca trù, Cải lương, Chèo… Nhiệm vụ của phách là giữ nhịp cho dàn nhạc, cho ca nương hoặc ca vũ. Trong những thể loại âm nhạc truyền thống như cải lương, tuồng, chèo thì nhịp của phách rất đơn giản nhưng trên sân khấu phách được biến tấu phức tạp theo yêu cầu của mỗi bài hát và band nhạc. 

Beat

Trong Beat có nhịp và phách, dùng để tính số nhịp đập trong một khuông nhạc. Ngoài ra còn có những thuật ngữ khác như bar ( ô nhịp, thanh chặn), line (dòng), tone (cao độ), tempo (tốc độ), vocal (giọng hát), melody ( lời nhạc)…

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống văn hóa của bất cứ người nào hay quốc gia nào, vì thế vai trò của giáo dục âm nhạc rất quan trọng, ngoài việc truyền thừa, và chuyển giao niềm đam mê, âm nhạc còn có thể giúp kích thích trí tuệ cho trẻ và là một liệu pháp chữa bệnh cho người lớn. Chính vì vậy, trong đời sống bất cứ ai cũng nên thông thuộc một loại nhạc cụ.

 

Nguồn: VTMS