Lý thuyết âm nhạc – Bài 3: Các giọng hát, dấu lặng, dấu hóa

Lý thuyết âm nhạc – Bài 3: Các giọng hát, dấu lặng, dấu hóa

Các giọng hát

Có hai loại giọng hát:

1)- Giọng nam

2)- Giọng nữ và giọng thiếu nhi chưa vỡ tiếng.

(Chú ý : giọng nữ cao hơn giọng nam một quãng 8 đúng).

Mỗi loại giọng hát nói trên còn chia thành hai nhóm: nhóm cao và nhóm thấp.

  • Giọng nữ cao và giọng thiếu nhi cao được gọi là kim nữ (soprano).
  • Giọng nữ thấp và giọng thiếu nhi thấp được gọi là nữ trầm (alto, contralto).
  • Giọng nam cao được gọi là kim nam (ténor).
  • Giọng nam trầm được gọi là trầm nam (basse)

 

Các dấu lặng

Dấu lặng là những ký hiệu dùng để ghi sự tạm ngưng âm thanh trong một bài ca hoặc một bản nhạc.

Tùy theo hình dạng, các dấu lặng tượng trưng cho thời gian dài hoặc ngắn của sự tạm ngưng âm thanh .

Các hình dấu lặng :

  1- Dấu lặng tròn (đặt dưới đường kẻ thứ 4) có thời gian nghỉ dài bằng nốt tròn .

  2- Dấu lặng trắng (đặt trên đường kẻ thứ 3) có thời gian nghỉ dài bằng nốt trắng .

 

 Tóm tắt:

Tương tự như hình nốt, khi so sánh về giá trị thời gian (trường độ) giữa các dấu lặng, ta có so sánh như sau :

 

Các dấu hóa

Dấu hóa là những ký hiệu được đặt trước nốt nhạc để thay đổi cao độ của nốt đó.

Có 5 dấu hóa:

  • Dấu giáng (♭): hạ cao độ của nốt nhạc liên hệ xuống ½ cung.
  • Dấu giáng kép (♭♭ ): hạ cao độ của nốt nhạc liên hệ xuống 2 nửa cung.
  • Dấu thăng (♯): nâng cao độ của nốt nhạc liên hệ lên ½ cung .
  • Dấu thăng kép ( ♯♯ ): nâng cao độ của nốt nhạc liên hệ lên 2 nửa cung .
  • Dấu bình ( ♮ ): hủy bỏ ảnh hưởng của các dấu hóa khác và đem nốt nhạc về cao độ tự nhiên .

Sử dụng các dấu hóa :

Có ba trường hợp sử dụng các dấu hóa: bất thường, phòng xa và thành lập.

a)- Trường hợp bất thường :

Dấu hóa bất thường được đặt ngay trước các nốt nhạc liên hệ và chỉ có hiệu lực cho các nốt cùng tên trong ô nhịp mà thôi .

Thí dụ :

 

b)- Trường hợp thành lập âm giai của bản nhạc :

Dấu hóa thành lập được đặt ngay đầu khuông nhạc, ngay sau khóa và có ảnh hưởng trong suốt cả bản nhạc .

Thí dụ :

c)- Trường hợp phòng xa:

Dấu hóa phòng xa được đặt trước nốt nhạc để lưu ý nhạc sĩ là ảnh hưởng của những dấu hóa bất thường trước đó đã hết hiệu lực và phải tuân theo dấu hóa thành lập.

Thí dụ:


Xướng nhạc:

 

------------------------------------------------