CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG VMEF 2019 - 2024

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG

HIỆP HỘI GIÁO DỤC ÂM NHẠC VIỆT NAM

KHÓA 1 (Nhiệm kỳ 2019-2024)

-------o0o-------

Trong  nhiệm kỳ đầu 2019 – 2024, Hiệp hội tập trung xây dựng và hoàn thiện 4 mục tiêu bao gồm: (1) Cơ cấu tổ chức – (2) Đào tạo và phát triển hội viên – (3) Trang thiết bị công cụ hỗ trợ hội viên – (4) Gắn kết hoạt động với Bộ chủ quản.

1. Cơ cấu tổ chức.

   a. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Hiệp hội:

  • Soạn thảo nội quy và quy chế hoạt động của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
  • Ban hành nội quy, quy chế hoạt động của Hiệp hội với các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức trực thuộc.
  • Tuân thủ Điều lệ Hiệp hội và Pháp luật Việt Nam.

   b. Thiết lập các văn phòng Hiệp hội, bổ nhiệm nhân sự quản lý.

   c. Lập kế hoạch hoạt động ngắn hạn và dài hạn của Ban Chấp hành, Ban Thư ký và các Ban chuyên môn.

   d. Họp Ban Chấp Hành: lên nội dung, tổ chức và duy trì việc họp Ban Chấp hành đều đặn theo lịch hàng quý, hàng năm và chế độ khi có cuộc họp bất thường.

   e. Mở rộng Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.

   f. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các hoạt động của Hiệp hội.

2. Đào tạo, phát triển và hỗ trợ Hội viên.

   a. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

  • Tổ chức các buổi hội thảo, báo các nghiên cứu của các Ban chuyên môn, trao đổi thông tin phục vụ cho việc phát triển giáo dục âm nhạc.
  • Hiệp hội tư vấn đào tạo về bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sâu cho các đối tượng hội viên có nhu cầu.

   b Phát triển Hội viên.

  • Tuyển chọn hội viên là chuyên viên hoặc có chuyên môn phù hợp vào các ban chuyên môn, bộ phận chuyên môn, bộ phận hỗ trợ của Hiệp hội theo yêu cầu công việc và theo các tiêu chuyển tuyển dụng của Hiệp hội.
  • Lưu trữ thông tin hội viên, cấp thể cho hội viên đủ tư cách theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.
  • Xây dựng kênh truyền thông và kênh liên lạc với hội viên.
  • Áp dụng chế độ khen thưởng theo quy định của pháp luật cho các hội viên, các cá nhân có thành tích từ nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp hiệu quả, … góp phần mang lại lợi ích cho việc phát triển các hoạt động của Hiệp hội.

   c. Hỗ trợ Hội viên.

  • Hội viên được miễn phí hoặc ưu đãi các dịch vụ do Hiệp hội cung cấp.
  • Các hội viên có yêu cầu chính đáng về giải pháp, sản phẩm, dịch vụ, được Hiệp hội tạo điều kiện giới thiệu và quảng bá trên các phương tiện truyền thông của Hiệp hội (website, trên các báo đài tài trợ cho hoạt động của Hiệp hội).
  • Tổ chức các sinh hoạt chuyên đề, hội nghị, triển lãm liên quan đến kết quả nghiên cứu, truyền thông, quảng bá các hoạt động của Hiệp hội nhằm hỗ trợ cho hoạt động của Hội viên.
  • Tổ chức các hội thảo hằng năm, tổ chức gặp mặt hội viên, giúp hội viên tăng cường giao lưu với nhau.

3. Trang bị công cụ hỗ trợ hội viên.

   a. Xây dựng website của Hiệp hội, cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin về Hiệp hội, thông tin hội viên và các nhà tài trợ hoạt động của Hiệp hội.

   b. Trang bị các công cụ hiện đại, hiệu quả giúp hội viên nghiên cứu và thử nghiệm các đề tài khoa học về giáo dục âm nhạc.

   c. Mua các tài liệu giá trị có liên quan đến về việc nghiên cứu giải pháp giáo dục âm nhạc trên thế giới.

   d. Đặt các văn phòng làm việc thuận lợi và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản để hội viên thuận tiện trong việc nghiên cứu và giao dịch.

4. Gắn kết hoạt động với Bộ chủ quản.

   a. Đề xuất các giải pháp đã được nghiên cứu về hiệu quả và tính khả thi về giáo dục âm nhạc về cho Bộ chủ quản.

   b. Tư vấn cho Bộ về chuyên môn khi có yêu cầu.

   c. Hỗ trợ Bộ chủ quản thực hiện các chỉ đạo về giáo dục âm nhạc.

 

Tp.HCM, ngày 27 tháng 9 năm 2019
TM.BAN CHẤP HÀNH         
CHỦ TỊCH                 

NGUYỄN THÁI